Lãi suất điều hành là gì? Những loại lãi suất điều hành được ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng trong năm 2023? Việc tăng hay giảm lãi suất điều hành có ảnh hưởng đến kinh tế không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cơ bản nhất.
Lãi suất điều hành là gì? Đây là một công cụ và cũng là chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành nhằm điều tiết lại hoạt động tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời hỗ trợ các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, tổ chức thông qua việc điều chỉnh lãi suất.
Lãi suất điều hành được áp dụng trong việc định hướng lãi suất thị trường. Quyết định về việc gia tăng hoặc giảm lãi suất điều hành là do ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng chỉ đạo, trong khi các ngân hàng thương mại sẽ có nhiệm vụ thực hiện quyết định đó. Lãi suất điều hành có thể ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu chứng khoán.
Lãi suất điều hành thường được áp dụng để định hướng cho lãi suất thị trường.
Lãi suất điều hành được quyết định bởi ngân hàng Nhà nước, nó tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính sách nước ta.
Khi nền kinh tế phát triển và mở rộng với tốc độ không bền vững, thậm chí có nguy cơ làm suy giảm, tăng lạm phát, thì lãi suất điều hành sẽ tăng, giúp kiềm chế việc lạm phát và ổn định tỷ giá.
Khi lạm phát được kiểm soát, để tháo gỡ những khó khăn cho kinh tế, lãi suất điều hành được điều chỉnh giảm, tạo điều kiện để ngân hàng thương mại giảm mức lãi suất huy động, từ đó sẽ giảm lãi suất cho vay. Theo đó, các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với nguồn vốn tín dụng và vốn vay. Điều này giúp doanh nghiệp sản xuất thuận lợi hơn, tăng nguồn lực để thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Ngoài ra, lãi suất điều hành giảm cũng làm cho đồng tiền Việt Nam (VNĐ) lên giá, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu.
Như vậy, việc tăng hoặc giảm lãi suất điều hành đều có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia. Chính vì thế, ngân hàng Nhà nước cũng sẽ đảm bảo sự an toàn cho thị trường tài chính, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, và phòng chống lạm phát.
Lãi suất điều hành có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính sách quốc gia.
Tùy vào từng giai đoạn khác nhau, ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh và lựa chọn lãi suất điều hành khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu. Những loại lãi suất điều hành thường được ngân hàng sử dụng như:
Lãi Suất Cho Vay Trên Thị Trường Mở (Lãi Suất OMO)
Lãi suất OMO là lãi suất mà ngân hàng Nhà nước đưa ra trong quá trình giao dịch rót vốn cho các thành viên trên thị trường mở.
Chẳng hạn, nếu ngân hàng Nhà nước muốn tăng cung tiền thì sẽ tiến hành mua tín phiếu kho bạc từ ngân hàng thương mại và công chúng. Giúp tăng lượng tiền cung ứng theo đúng mục đích của ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp thanh khoản hệ thống bị thiếu vốn, ngân hàng Nhà nước sẽ chào mua Repo (tức là mua sau đó bán lại) các giấy tờ có giá từ ngân hàng thương mại và cung ứng thanh khoản ra hệ thống ngân hàng. Nhưng phương thức này chỉ mang tính chất tạm thời.
Lãi suất OMO là lãi suất linh hoạt, nó cũng thường là do ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành trong quá trình thực hiện công cụ về chính sách tiền tệ, chống lạm phát hiệu quả.
Lãi Suất Tín Phiếu
Khi thanh khoản từ hệ thống ngân hàng thương mại bị dư thừa, thì ngân hàng Nhà nước có thể rút lại tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại bằng cách chào bán Outright (tức là mua đứt bán đoạn) tín phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn.
Lãi Suất Tái Chiết Khấu
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được tính dựa vào số tiền ghi trên thương phiếu hoặc ghi trên giấy tờ có giá trước khi tới hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khấu cũng là giá cả của các dịch vụ mua, bán thương phiếu và một số giấy tờ có giá. Mức lãi suất tái chiết khấu sẽ phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ phải trả số tiền được ghi trên thương phiếu hoặc những giấy tờ có giá.
Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng khi ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng tiến hành mua lại thương phiếu và các giấy tờ có giá.
Trường hợp ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất chiết khấu tăng, thì ngân hàng thương mại cũng phải dè chừng khoản vay này, đồng thời phải chủ động dự trữ thêm, từ đó cung tiền trong nền kinh tế quốc gia sẽ giảm và ngược lại.
Lãi Suất Tái Cấp Vốn Là Gì?
Lãi suất tái cấp vốn chính là lãi suất mà ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với nghiệp vụ tái cấp vốn tại ngân hàng thương mại. Đây được xem là lãi suất phạt của ngân hàng Nhà nước dành cho ngân hàng thương mại bị cạn kiệt cả nguồn dự trữ và giấy tờ có giá. Do đó, lãi suất tái cấp vốn chính là mức lãi suất cao nhất trong những loại lãi suất điều hành.
Lãi Suất Dự Trữ Bắt Buộc
Theo khoản 1 Điều 14 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải gửi tại ngân hàng Nhà nước để thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia.
Tổ chức tín dụng bao gồm:
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh và lựa chọn các loại lãi suất điều hành khác nhau tùy vào từng thời điểm
Sau đây là bảng tổng hợp mức lãi suất ngân hàng mới nhất năm 2023 được Batdongsan.com.vn cập nhật:
Lãi Suất Tiền Gửi
Khoản Tiền Gửi |
Lãi Suất |
Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (dưới 1 tháng) |
0,5%/năm |
Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 – dưới 6 tháng tại các ngân hàng |
4,75%/năm |
Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 – dưới 06 tháng tại Tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân |
5,25%/năm |
Tiền gửi bằng VNĐ của ngân hàng Phát triển VN, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tài chính vi mô tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
0,5%/năm |
Lãi Suất Cho Vay
Khoản Vay |
Lãi Suất |
|
Tối đa 4,0%/năm |
Cho vay thời gian ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô |
Tối đa 5,0%/năm |
Cho vay mua bán nhà ở tại ngân hàng thương mại |
5,0%/năm |
Cho vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây mới hoặc cải tạo nhà ở |
4,8%/năm |
Cho vay mua NOXH, nhà ở công nhân với lãi suất ưu đãi tại các ngân hàng như Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank |
– Đối với Chủ đầu tư là 8,7%/năm. |
Lãi suất tái cấp vốn trong trường hợp thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong trường hợp thanh toán bù trừ của ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. |
4,5%/năm |
Lãi suất tái chiết khấu trong trường hợp thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn khi thanh toán bù trừ của ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. |
3,0%/năm |
Cho vay qua đêm khi thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước. |
5,0%/năm |
Thông qua bài viết trên, Nhadepgiatot.vn cũng hy vọng đã giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về lãi suất điều hành là gì cùng với một số loại lãi suất điều hành mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam thường sử dụng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Theo dõi Nhadepgiatot.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị khác về thị trường mua bán nhà riêng, mua bán chung cư, phong thủy nhà ở,…
----------------------------------------
* Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, Nhadepgiatot.vn không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.
- Hotline CSKH: 0926 656 679
- Địa chỉ: Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội.
Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web https://zland.vn