Hợp đồng tín dụng | Khế ước nhận nợ | |
Khái niệm | Là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với các cá nhân, tổ chức về việc cho vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định. | Là văn bản xác nhận khoản vay giữa bên vay và bên cho vay. Đây chính là giấy tờ xác nhận quan hệ pháp luật vay mượn giữa các bên để xác định quyền và nghĩa vụ của từng bên. Vì vậy khế ước nhận nợ này là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng cho vay |
Vai trò | Đảm bảo mục đích sử dụng vốn là dùng để đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời ổn định cuộc sống người dân khi có thể vay trả góp hàng tháng hoặc theo từng đợt. | Là bằng chứng để đảm bảo lợi ích cho cả bên vay và cho vay. Đồng thời giúp khoản vay rõ ràng, đảm bảo việc lên kế hoạch trả nợ hiệu quả và số tiền vay cả gốc lẫn lãi không bị thay đổi. |
Chủ thể | Bên cho vay phải là tổ chức tín dụng như ngân hàng, ngân hàng Nhà nước, quỹ tín dụng,… | Bên cho vay có thể là cá nhân, tổ chức hoặc tổ chức tín dụng như ngân hàng,… |
Khế ước nhận nợ là một trong những giấy tờ liên quan đến tài chính được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khế ước nhận nợ là gì cũng như những quy định liên quan, từ đó dẫn đến sai sót, nhầm lẫn đáng tiếc.
1. Khế Ước Nhận Nợ Là Gì?
Khế ước nhận nợ hay hợp đồng nhận nợ, giấy nhận nợ là loại giấy tờ mang tính pháp lý xác nhận bên cho vay đã đưa cho bên vay một khoản tiền cụ thể và bên vay cam kết sẽ hoàn trả loại khoản tiền đó theo thỏa thuận giữa 2 bên.
Hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ là thủ tục luôn đi kèm với nhau nhằm đảm bảo lợi ích cho cả bên vay và cho vay, đồng thời tránh những rủi ro, tranh chấp xảy ra sau này.
Trong hợp đồng nhận nợ thường ghi rõ những nội dung như: số tiền đã cho vay, thời hạn mà bên vay phải trả cho bên cho vay, mức lãi suất vay, tần suất trả nợ, hình thức trả nợ và những điều kiện khác theo thỏa thuận giữa 2 bên.
Ngoài tìm hiểu khế ước nhận nợ là gì , nếu bạn đang thắc mắc khế ước nhận nợ tiếng Anh là gì thì thuật ngữ này sẽ được dịch là “Debt Acknowledgment Contract”.
2. Cách Lập Khế Ước Nhận Nợ
Giấy nhận nợ đóng vai trò quan trọng đảm bảo các vấn đề liên quan đến pháp lý, giúp bên vay và cho vay yên tâm khi thực hiện các thủ tục vay vốn.
Chức Năng Khế Ước Nhận Nợ
Nhiều người thường nghĩ rằng giấy nhận nợ chỉ mang lại lợi ích với bên cho vay. Thực tế, đây là loại giấy tờ đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
- Khế ước nhận nợ ghi rõ số tiền cho vay, lãi suất, thời hạn vay, ngày trả,… Điều này giúp bên cho vay yên tâm với khoản vay. Nếu bên vay không trả đúng hạn như trong giấy nhận nợ, bên cho vay có quyền thực hiện các hình thức pháp lý để đòi lại khoản nợ.
- Khế ước nhận nợ ngân hàng có ghi rõ số tiền cho vay, lãi suất vay, ngày giải ngân, đáo hạn, phương thức giải ngân,… Đây là căn cứ để ngân hàng tiến hành giải ngân với bên vay.
- Khi có xảy ra xung đột, tranh chấp, hợp đồng nhận nợ là căn cứ để các bên trong mối quan hệ vay vốn bảo vệ lợi ích của mình.
- Giấy nhận nợ cũng giúp bên vay yên tâm rằng số tiền vay và lãi suất không bị thay đổi đồng thời giúp bạn hiểu rõ về khoản vay từ đó lên kế hoạch trả nợ phù hợp.
Cách Lập Khế Ước Nhận Nợ
Khế ước nhận nợ là một trong những thủ tục quan trọng trong vay vốn. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin và cách làm để tránh sai sót dẫn đến rủi ro. Để làm khế ước nhận nợ, bạn có thể thực hiện theo mẫu của đơn vị cho vay hoặc viết tay. Bạn có thể tham khảo những mẫu sau:
Sẽ có mẫu khế ước nhận nợ viết tay, mẫu khế ước ngân hàng, độc giả có thể tham khảo 3 mẫu bên dưới:
Mẫu khế ước nhận nợ ngân hàng:
Tuy nhiên, khi thực hiện bất kỳ mẫu khế ước nhận nợ nào, bạn cũng cần đọc kỹ các điều khoản có liên quan đến vay vốn và trả nợ trước khi đặt bút ký.
3. Những Quy Định Về Khế Ước Nhận Nợ Ngân Hàng
Khi tìm hiểu khế ước nhận nợ ngân hàng là gì, sẽ có một số quy định nhất định mà khách hàng cần nắm để đảm bảo các thủ tục vay vốn tiến hành suôn sẻ, nhanh chóng.
Quy Định Về Khế Ước Nhận Nợ Ngân Hàng
Một số quy định về khế ước nhận nợ ngân hàng mà bạn cần lưu ý bao gồm:
- Lãi suất: Tất cả các ngân hàng khi cho vay vốn hiện nay đều phải công khai lãi suất cho vay cũng như những điều kiện cụ thể áp dụng với từng trường hợp vay vốn.
- Thời hạn và phương thức trả nợ: Trên hợp đồng vay vốn giữa khách hàng với ngân hàng phải ghi rõ thời hạn vay và phương thức trả nợ, kể cả lãi suất lẫn tiền vốn. Bên vay cần đảm bảo trả nợ đúng thời hạn và đầy đủ số tiền theo quy định trong hợp đồng.
- Chi phí: Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng mức phí riêng cho việc kiểm duyệt hồ sơ và quản lý khoản vay, trong đó có cả phí trả trước và quy định về phí phạt nếu khách hàng không đáp ứng đúng theo các điều khoản ghi trong hợp đồng nhận nợ và vay vốn đã ký kết.
Thủ Tục Lập Khế Ước Nhận Nợ Ngân Hàng
Thủ tục lập khế ước nhận nợ ngân hàng thường bao gồm:
- Mẫu đơn đăng ký: Khách hàng phải điền thông tin đầy đủ, chính xác vào mẫu khế ước nhận nợ mà ngân hàng cung cấp bao gồm thông tin cá nhân, mức thu nhập, tài sản đảm bảo (nếu có),… để ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán khoản nợ.
- Xác nhận khoản vay: Dựa vào những thông tin mà khách hàng cung cấp, ngân hàng sẽ đánh giá, xác nhận khoản vay của khách hàng. Nếu cả hai bên đều đi đến thống nhất thì sẽ tiến hàng ký hợp đồng vay vốn.
- Thẩm định tài sản đảm bảo: Đối với những trường hợp có tài sản đảm bảo, ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định giá trị nhằm xác định khả năng đảm bảo của tài sản.
- Điều chỉnh hợp đồng vay: Nếu khách hàng muốn thay đổi điều khoản trong hợp đồng hoặc muốn trả nợ trước thời hạn thì cần phải liên hệ với ngân hàng để thực hiện.
- Thanh toán nợ: Khách hàng cần phải đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng số tiền và đúng thời hạn theo thỏa thuận đã ký trong khế ước nhận nợ và hợp đồng vay vốn bao gồm lãi suất và nợ gốc. Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng những điều khoản trên thì sẽ phải đóng phạt hoặc bị tịch thu tài sản đảm bảo.
4. Phân Biệt Hợp Đồng Tín Dụng Và Khế Ước Nhận Nợ
Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ, dưới đây Batdongsan.com.vn sẽ chi cách phân biệt 2 loại văn bản này cho tham khảo.
Tìm hiểu khế ước nhận nợ là gì là một trong những việc quan trọng và cần thiết nếu bạn đang có ý định vay vốn mua nhà, mua chung cư của bất kỳ đơn vị tín dụng nào. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan đến khoản vay, giúp bạn yên tâm hơn và tránh được những rủi ro, tranh chấp về sau.